Cách chữa chảy máu chân răng vĩnh viễn tại nhà nhanh nhất

Chảy máu chân răng không khó chữa như nhiều người nghĩ. Thậm chí chỉ cần dùng đến các mẹo nhỏ từ thiên nhiên và thực hiện tại nhà thay vì vất vả tìm đến phòng nha. Vậy thực hư các mẹo này như thế nào, bí quyết cụ thể sẽ được giới thiệu và hướng dẫn cụ thể dưới đây.

Chảy máu chân răng là gì?

Bản chất của chảy máu chân răng xuất phát từ những mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi, thường là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, trong đó có 2 bệnh về lợi là viêm lợi và viêm nha chu. Viêm lợi gây ra do sự tích tụ mảng bám quá mức, các triệu chứng khác có thể là đau lợi, sưng lợi. Nếu không chữa trị, viêm lợi sẽ trở thành nha chu – một dạng tiêu cực của bệnh về lợi. Người bị viêm nha chu – bệnh của các tổ chức xung quanh răng thường đi kèm với các triệu chứng khác như hôi miệng, có túi mủ ở chân răng, răng yếu, lung lay. Nếu không được chữa trị có thể dẫn tới rụng răng hoặc áp xe xương ổ răng rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên:

– Bị bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…

– Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…

– Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Hay chảy máu chân răng có thể do thiếu vitamin

– Bị một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…

– Do cách đánh răng không đúng: Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên, trước tiên bạn phải tự kiểm tra lại xem mình đã đánh răng đúng cách chưa. Cách làm đúng là dùng bàn chải đánh răng mềm, to vừa phải. Khi đánh răng phải nghiêng 1 góc 45 độ, chải vào phần tiếp xúc giữa răng và lợi, chải lên xuống một cách nhẹ nhàng (không chải ngang).

Bạn có thể soi gương khi đánh răng để làm cho đúng. Đánh răng ngay sau các bữa ăn, sau đó nên dùng thêm một số loại nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý 0,9%… Nếu không đỡ, bạn nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm tổng quát như công thức máu, máu đông máu chảy và xét nghiệm chức năng gan.

– Do bị bệnh nha: Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, mưng mủ… Tuy nhiên dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là chảy máu răng khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám.

Tỏi và mật ong là một mẹo hay để chữa chảy máu chân răng

Phương pháp điều trị chảy máu chân răng

Khi bị chảy máu chân răng bạn có 2 phương án để điều trị là tạm thời và hoàn hoàn. Trường hợp tạm thời cũng có thể giúp bạn khỏi bệnh khi tình trạng mới ở mức độ nhẹ. Còn tất nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn vẫn nên đến khám tại các phòng khám để biết chính xác mức độ bệnh của mình được chỉ định phương án điều trị tốt nhất.

Phương pháp tạm thời:

1. Lấy một túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu.

2. Lấy hạt tiêu đen và lá húng quế với lượng tương đương nhau sau đó xảy ra và để vào chỗ đau. Nó giúp lành vết thương nhanh chóng mà lại giảm đau có hiệu quả.

3. Ngoài ra, ăn 2 quả bưởi mỗi ngày trong vòng nửa tháng sẽ giúp giảm hiện tượng chảy máu chân răng. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng lượng vitamin C trong máu – vi chất giúp mau lành tổn thương do các phân tử gốc tự do gây nên – nhóm nghiên cứu Đại học Đại học Friedrich Schiller (Đức) cho biết trên tạp chí Dental của Anh.

Trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5 mg vitamin C. Theo giới chuyên môn, một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh cũng cung cấp đủ lượng cần thiết. Tuy nhiên, do cơ thể không có khả năng giữ vitamin C thừa nên cần bổ sung đều đều. Một lưu ý là không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axit nên dễ làm yếu men răng và gây mòn răng.

4. Kết hợp dùng 1 trái chanh và 2 gam tỏi mỗi ngày cũng có khả tăng vitamin C, từ đó ngăn chặn chứng chảy máu chân răng. Đó chính là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Punjabi (Ấn Độ).

5. Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa một số bệnh về họng và răng miệng như viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.

6. Xoài cũng là loại trái cây nhiều vitamin C và vitamin A, xoài xanh có nhiều vitamin C hơn vitamin A. Để chữa bệnh chảy máu chân răng, bạn có thể dùng quả xoài gần chín còn chứa nhiều vitamin C làm các dạng thích hợp. Hoặc ăn xoài chín, uống nước ép.

7. Hãy từ bỏ thuốc lá vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.

Điều trị hoàn toàn:

Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu lợi cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa Răng-hàm-mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của nha sĩ, bác sĩ. Thông thường, nếu chảy máu chân răng do các bệnh lý răng miệng thông thường thì sau khi lấy cao răng, hiện tượng chảy máu chân răng sẽ chấm dứt.

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Đánh răng đúng cách giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng.

Sử dụng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu), phải thay bàn chải ngay. Các chuyên gia nha khoa khuyên mọi người nên thay bàn chải 3 tháng một lần. Tuyệt đối không nên tiết kiệm mà sử dụng bàn chải quá lâu. Đánh răng nhẹ nhàng, quá trình đánh răng phải kéo dài ít nhất là 3 phút.

Trong đó, chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh gây chảy máu chân răng. Tuyệt đối không được chà răng theo chiều ngang vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt nướu. Chà răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới lên trên cho hàm dưới. Chỉ chà ngang đối với mặt nhai. Sau đó, súc sạch miệng với nước. Một người đánh răng đúng cách, chỉ cần ngày đánh răng 2 lần sáng – tối là đủ. Ngược lại, nếu đánh răng một ngày đến 4 -5 lần mà không đúng cách thì chỉ làm răng bị hư hại mà thôi.

Sử dụng nước súc miệng ngăn ngừa mảng bám, đẩy lùi chảy máu chân răng

Đây là loại dung dịch thuốc súc miệng được dùng để súc miệng nhằm giúp cho miệng sạch hơn, giảm dần triệu chứng chảy máu chân răng. Dung dịch súc miệng có chất kháng khuẩn và thành phần kháng mảng bám giúp diệt vi khuẩn, do đó ngăn ngừa mảng bám, chảy máu chân răng, viêm nướu và tránh hôi miệng. Có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau và cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng.

Nước súc miệng có Fluor có thể giúp phòng tránh chảy máu chân răng và ngăn ngừa sâu răng. Để nước súc miệng phát huy tác dụng tốt nhất, mỗi lần súc miệng tối đa khoảng 30 giây. Nếu ngậm quá thì thời gian trên chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng bị khô. Lưu ý không được nuốt nước súc miệng và chỉ nên dùng nước súc miệng có chứa florua 1 lần/ngày. Không nên cho trẻ nhỏ dùng nước súc miệng của người lớn. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên dùng nước súc miệng.

Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi những mảng bám trong răng

Việc chải răng đúng phương pháp và đều đặn hằng ngày chỉ có thể làm sạch được hơn 70% chất bẩn. Để “thanh toán” chỗ còn lại, bạn cần sử dụng chỉ tơ nha khoa, một sản phẩm thay thế tăm xỉa răng vốn rất có hại. Dùng chỉ nha khoa ngày 1 lần sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng. Lấy cao răng và kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần điều trị tận gốc nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

Rõ ràng chảy máu chân răng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về các bệnh răng miệng nguy hiểm. Nguyên nhân lại xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau nên nếu muốn áp dụng các mẹo vặt tại nhà thì cần biết lựa chọn đâu là loại thực phẩm phù hợp. Trong trường hợp nguyên nhân xuất phát từ các vấn đề về răng miệng thì tốt nhất nên thường xuyên theo dõi tại phòng nha. Mục đích là để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường nhằm điều trị sớm, tránh để bệnh quá nặng. Nha Khoa Đức hy vọng bài viết này đã góp phần cung cấp thêm những những thông tin hữu ích về bệnh chảy máu chân răng cho bạn.

.

Nha Khoa Đức
Địa chỉ : cơ sở 1: Số 106 Nguyễn lương Bằng – Thành Phố Hải Dương
: cơ sở 2: phố ghẽ - Tân trường – Cẩm giàng – Hải Dương 
Điện thoại : 02206: 552.553
Hotline : O96.324.9999
Email : nhakhoaduchd@gmail.com
Website : 
http://www.nhakhoaduc.com/
https://www.facebook.com/nhakhoa.duc

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét